Là một SEOer, có vẻ bạn cũng đã khá quen thuộc với SEO Onpage, SEO Offpage. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt rõ ràng giữa 2 thuật ngữ này. Làm thế nào để tối ưu được Onpage và Offpage. Bài viết này sẽ diễn giải cho bạn rõ hơn về khái niệm SEO Onpage là gì? Cùng với một số yếu tố cần lưu ý cho SEO Onpage hiệu quả.

SEO Onpage là gì?
SEO Onpage được hiểu là tối ưu hóa việc hiển thị website. Giúp cho website thân thiện hơn với người dùng. Cũng có thể hiểu SEO Onpage là tối ưu hình thức giao tiếp giữa thông tin với người dùng. Ngoài ra, SEO Onpage là ngôn ngữ để Google có thể rank đến website của bạn. Vì thế, việc SEO Onpage càng tốt thì xác suất để được xếp thứ hạng cao của website càng lớn.
Hầu hết những kiến thức cơ bản cho SEOer nhập nghề đều là SEO Onpage. Do việc này không đòi hỏi tính kỹ thuật cao, thao tác đơn giản và dễ làm. SEO Onpage có thể kể đến các phần như Tiêu đề, nội dung, hình ảnh, url, …. là những phần mà người đọc có thể nhìn và hiểu được.
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến SEO Onpage?
1. Từ khóa
Từ khóa là yếu tố quan trọng nhất và không thể không nhắc đến trong SEO. Bắt đầu từ bước lựa chọn từ khóa, xây dựng được bộ từ khóa phù hợp với website. Sau đó xây dựng chủ đề cho từng từ khóa để tối ưu.
Dành cho những người mới bắt đầu, khuyến khích bạn không nên lựa chọn những từ khóa ngắn, độ tìm kiếm cao. Nên chọn những từ khóa dài, độ tìm kiếm vừa đủ để SEO dễ dàng hơn. Ngoài ra các từ khóa dài cũng dễ nhắm đến nhu cầu của khách hàng mục tiêu hơn.
2. Tiêu đề bài viết
Tiêu đề bài viết là công cụ lôi kéo khách hàng mục tiêu đến với website. Các tiêu đề nên được đặt ngắn gọn, đúng trọng tâm bài viết. Đồng thời tiêu đề cũng phải chứa keyword tìm kiếm để Google có thể tìm thấy bài viết nhanh hơn.
Trong một số công cụ chấm điểm SEO, từ khóa được khuyến khích đặt ở đầu tiêu đề. Vì thế khi đặt tiêu đề bài viết bạn cũng nên chú ý đến phù hợp và đặt từ khóa phía trước. Việc này tránh trường hợp tiêu đề quá dài và không từ khóa dễ bị ẩn nếu đặt phía sau.
3. Nội dung
Nội dung của toàn bộ website cần phải Đúng – Uy tín – Chất lượng. Bạn nên cập nhật các thông tin bảo mật, chính sách, cam kết trên website. Khi Google quét đến những website có những thông tin đảm bảo sẽ giúp nâng độ uy tín của website bạn.
Bên cạnh đó, kế hoạch content cho website cũng là một yếu tố quan trọng trong SEO. Để được Google đánh giá xếp hạng cao, bạn cần chuẩn bị hệ thống chủ đề với các nội dung liên kết với nhau. Thứ hạng website được đánh giá dựa trên chất lượng nội dung và độ hữu ích của thông tin mà bạn cung cấp.
4. URL người dùng

URL người dùng là một yếu tố quan trọng để Google nhận diện bài viết của bạn. Nhưng việc tối ưu URL thường bị nhiều người bỏ qua. Việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thứ hạng website của bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm về tối ưu URL chuẩn SEO cho website để biết thêm về SEO URL nhé.
5. Hình ảnh trong bài viết
Để tránh sự nhàm chán cho website, hình ảnh là yếu tố không thể hiếu. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều hình ảnh và tối ưu không đúng cách sẽ dễ dẫn đến nhiều tác hại. Website “nặng nề” với các hình ảnh “khổng lồ”, load chậm không còn quá xa lạ với nhiều trang web.
Vì thế việc tối ưu không đúng sẽ dần đến giảm chất lượng trải nghiệm người dùng trên website. Bên cạnh đó, còn làm giảm nhanh thứ hạng website trên bảng xếp hạng Google.
Làm thế nào để tối ưu SEO Onpage?
1. Tối ưu Headline
Để níu giữ chân khách hàng bạn cần có những headline nổi bật và hữu ích. Theo khảo sát thì có 8/10 người thường chỉ đọc headline trong mỗi bài viết để nắm bắt thông tin. Vì thế bạn cần phải cung cấp giá trị cho khách hàng ngay từ những dòng headline đó.
Tùy theo nội dung đề cập mà headline sẽ cần phải phân cấp thành các bậc H1, H2, H3, H4, …. và những bậc này phải liên quan với nhau. Các headline khi đặt bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
- Nội dung ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu
- Bao hàm các điểm quan trọng của chủ đề
- Không trùng lặp ý tưởng giữa các headline
- Có thể đặt dạng câu hỏi, nhưng phải có câu trả lời ngay phần mở đầu của nội dung
- Cung cấp các số liệu thực tế
2. Độ dài bài viết
Độ dài bài viết thường được Google dùng để đánh giá sự chuyên sâu của bài viết. Các bài viết mang tính chuyên môn cao thường được đánh giá cao và nhanh lên top hơn. Độ dài lý tưởng cho 1 bài viết SEO là từ 1000 chữ trở lên đối với những bài thông thường, và trên 1500 chữ cho những bài mang tính chuyên sâu.
Bên cạnh đó, các bài viết dài mang tính chuyên môn có thể giữ người đọc ở lại trang web lâu hơn. Nếu nội dung của bạn chất lượng có thể giúp giảm tỷ lệ thoát page với các bài phân tích, ví dụ chuyên sâu cho lĩnh vực.
3. Tối ưu meta description
Meta description là phần mô tả bài viết bên dưới tiêu đề bài trong kết quả tìm kiếm. Cũng như tiêu đề, mô tả là yếu tố thu hút người đọc click vào bài viết của bạn. Theo nghiên cứu, những phần mô tả chứa từ khóa tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn. Đoạn mô tả thể hiện độ liên quan giữa nội dung bài viết và từ khóa tìm kiếm. Bạn có thể dùng một phần của đoạn mở đầu làm phần mô tả. Hoặc bạn có thể viết một đoạn mô tả mới cho bài viết của mình.

4. Tối ưu khả năng đọc (Readability)
Khả năng đọc là 1 trong những yếu tố chấm điểm quan trọng của công cụ chấm điểm SEO. Khả năng đọc bao gồm sự phân bố tiêu đề phụ, độ dài đoạn và câu. Để tối ưu khả năng đọc bạn nên sử dụng câu dễ hiểu, ngắt câu ngắn gọn. Bên cạnh đó, một đoạn văn không nên quá dài, sẽ dễ khiến người đọc bộ thực thông tin. Độ dài lý tưởng cho 1 đoạn văn là gồm 300 chữ. Bạn nên cách đoạn ra để diễn giải từng ý nội dung.
5. Internal link
Internal là công cụ để các bài viết của website liên kết với nhau. Tạo thành một chuỗi thông tin liên quan cung cấp cho khách hàng. Các link internal có thể xem là một điều bắt buộc cho mọi bài viết. Việc gắn link internal hợp lý sẽ giúp cho chủ đề của bạn như 1 dòng chảy tự nhiên lôi cuốn chuyển đổi của khách hàng.
Gắn link internal có nhiều cách. Bạn có thể lựa chọn các cách như:
- Gắn link đơn bên dưới mỗi bài viết như một phần đọc thêm. Gắn link đơn sẽ như một phần nghiên cứu thêm liên quan đến đề tài đang đề cập.
- Gắn link phân bố qua text của bài viết. Đây là kiểu gắn link tự nhiên, theo từ khóa của bên trong nội dung bài viết. Thường mang tính liên kết hơn link đơn bình thường và tỷ lệ người nhấp chuột sẽ cao hơn. Tuy nhiên bài viết liên kết đòi hỏi phải cung cấp thông tin sát sao với bài viết gợi ý.
6. Cải thiện tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng và trải nghiệm khách hàng của website. Tuy nhiên, tốc độ tải trang cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ kỹ thuật khác. Ở đây mình sẽ đề cập cái nhìn từ góc độ content và SEO mà thôi.
Một số tips cải thiện tốc độ tải trang:
- Sử dụng hình ảnh vừa đủ. Các hình ảnh vừa đủ là hình ảnh vừa cho kích thước màn hình và chiều rộng của bài viết. Không nên sử dụng các hình ảnh kích thước quá to như hơn 2000px. Tùy theo website mà có kích thước chuẩn khác nhau, nhưng thường kích thước thường dưới 1000.
- Sử dụng file ảnh định dạng jpg, jpeg hoặc jpe tốc độ load sẽ nhanh hơn ảnh png. Trong website, ảnh đuôi png thường dùng cho các ảnh logo, ảnh không background (hình nền). Còn những hình ảnh minh họa nên để đuôi file là jpg.
7. Thông tin chính xác, không trùng lặp
Thông tin chính xác, không trùng lặp là nhưng yếu tố được Google suy xét tính uy tín và chất lượng website. Bài viết trên website có thể tham khảo nguồn nhưng cần đã xác thực. Đặc biệt các kiến thức chuyên sâu cần được chú trọng, không cung cấp những thông tin chưa tính xác cho người đọc.
Để SEO một website, SEO Onpage luôn được ưu tiên thực hiện để tăng chất lượng website trước khi tiến hành các việc kỹ thuật khác. Việc SEO Onpage hiện không phức tạp và cũng khá đơn giản. Vì thế thường được những người mới bắt đầu tiếp cận trươc khi tiến hàng SEO Offpage